Máy rửa rau củ công nghiệp hiệu quả nhất hiện nay
Máy rửa rau củ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay? Nhiều doanh nghiệp đang đau đầu với câu hỏi này. Bởi hiện nay, với việc nông sản thu mua bị nhiễm vi sinh vật, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… Việc cải tiến quy trình rửa rau củ để đảm bảo an toàn thực phẩm thật sự quan trọng!
Contents
Thực trạng rau củ quả tại Việt Nam
1. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật



Được biết, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc thông báo thu hồi ớt Việt Nam do phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gấp 10 lần tiêu chuẩn…
Doanh nghiệp xuất khẩu đã thông báo cho nhà nhập khẩu tại Bỉ chủ động thu hồi một lô gạo ST25 hiệu Nữ hoàng khi phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Đây chỉ là một trong những cảnh báo của nhiều nước hiện nay với rau củ quả của Viêt nam.
2. Nhiễm vi sinh vật
Nhiễm vi sinh vật từ nguồn đất, nước là hoàn toàn tự nhiên nếu bạn không kiểm soát tốt môi trường trồng. Đã có nhiều sự kiện hy hữu xảy ra điển hình như vụ việc ở An Giang hồi tháng 2 vừa qua
Sau chế biến, tồn dư này đi vào sản phẩm cuối dẫn tới các doanh nghiệp phải chiếu xạ, khử trùng EO, chiếu tia cực tím… gây tốn kém và giảm chất lượng hàng hóa,
3. Thời gian bảo quản ngắn
Tại Hội nghị thượng đỉnh về chuỗi cung ứng lạnh thế giới tại TP HCM vào ngày 7 tháng 3. Việt Nam thống kê được đã mất 694.000 tấn thịt, 7 triệu tấn rau quả và 805.000 tấn hải sản trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Bên cạnh đó, 168 triệu trái chuối, 11.000 con lợn và 139.000 con gà không thể tiếp cận người tiêu dùng mỗi ngày.
Rau củ quả chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm thực phẩm bị lãng phí ở mức 31%. Trong đó 26% đến từ thiệt hại sau thu hoạch, cao hơn nhiều so với mức trung bình của Đông Nam Á là 15%.
Tại sao rau củ của Việt Nam hư hại nhiều sau thu hoạch?
Chuỗi cung ứng + công nghệ bảo quản sau thu hoạch là bài toán nan giải ở Việt Nam. Chỉ có 14% nông dân được khảo sát cho biết họ đã sử dụng chuỗi cung ứng lạnh trong việc bảo quản, chế biến và vận chuyển nông sản. Như vậy, một khối lượng lớn các sản phẩm thực phẩm mà nông dân đã dành rất nhiều tiền, thời gian và sức lao động nhưng không thể tiếp cận người tiêu dùng. Công nghệ bảo quản bằng làm máy rửa rau củ cũng đang là mối quan tâm hàng đầu.
Các loại máy rửa rau củ công nghiệp phổ biến hiện nay
1. Máy rửa rau củ sục khí thông thường
Cơ chế: Dùng khí tự nhiên sục lên bồn rửa tạo ma sát để rửa rau củ tiết kiệm nước.
Ưu điểm của máy rửa rau củ sục khí công nghiệp:
- Thao tác rửa sạch tốt nhất: Hệ thống sục khí giúp tạo ma sát hỗn loạn cho rau củ, làm rơi, văng các bụi bẩn cứng đầu, đồng thời lắng đọng tạp chất đất đá xuống dưới, hạn chết dập rau củ.
- Tăng cường vệ sinh & an toàn thực phẩm: Không có bộ phận cơ khí trong khu vực rửa. Những gì đi vào đi ra dẫn đến giảm đáng kể sự tích tụ vi khuẩn. Dễ làm sạch giúp vệ sinh đơn giản và nhanh chóng.
- Tiêu thụ lưu lượng nước thấp: Các hạt rắn bẩn lắng xuống và được lọc xả ra khỏi nước theo định kỳ. Không cần thay nước thường xuyên.
- Mức độ bảo trì thấp
- Năng suất rửa rau củ được cải thiện. Khối lượng rau, trái cây thu hồi tăng lên đáng kể do hạ thấp sản phẩm hư hỏng do ma sát.
- Linh hoạt: Có khả năng điều chỉnh lưu lượng nước và khí, chuyển đổi sản phẩm nhanh
- Loại bỏ được các tạp chất kích thước nhỏ như: mảnh vụn và côn trùng.
Nhược điểm: Không khử trùng, khử khuẩn rau củ. Không giảm được lượng lớn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

2. Máy rửa rau củ sục khí ozone công nghiệp
Cải tiến của máy sục khí thông thường là dùng khí Ozone – loại khí có tính oxy hóa mạnh để tiệt trùng thực phẩm. Qua đó không chỉ rửa bụi bẩn rau củ mà còn giảm vi khuẩn, vi rút trong rau củ quả.
Công nghệ này có thể trang bị cho các dòng máy lên tới 1 tấn hoa quả/ giờ
Video minh họa 1 loại máy rửa rau củ quả có sục khí Ozone:
3. Máy sục rửa rau củ kết hợp sóng siêu âm
Công máy rửa rau củ bằng sóng siêu âm tạo ra các xung rung động mạnh và các bong bóng li ti để phá vỡ các mảng bám cứng đầu. Với công nghệ này, vết bẩn và các chất bảo vệ thực vật trên bề mặt cũng bị chuyển động theo sóng siêu âm và dễ dàng văng ra khỏi rau củ và hòa vào nước.
Phương pháp này giúp rửa sạch các vế kẽ sâu và nếu kết hợp thêm dung dịch rửa phù hợp như HClO, giấm,… thì sẽ giảm thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả.

Nhược điểm là phương pháp rửa này cần thời gian để sóng siêu âm đạt hiệu quả và bồn siêu âm thường có kích thước ko lớn, hạn chế sản lượng rau có thể rửa. Đồng thời sóng siêu âm gây khó chịu cho người dùng.
Nếu quy mô sản xuất của bạn vừa và nhỏ. Phương án lắp đặt hệ thống rửa siêu âm kết hợp ozone có thể khả thi. Tuy nhiên, chi phí cho hệ thống này cũng khá cao.
4. Kết hợp máy tạo HOCl rửa rau củ quả công nghiệp
Được biết đến là dung dịch khử khuẩn thân thiện qua hơn 300 công trình nghiên cứu. Hiện HOCl đã được FDA, USDA cho phép sử dụng trực tiếp cho thực phẩm ở nồng độ lên đến 60ppm mà không cần rửa lại. 200ppm và không ảnh hưởng tới môi trường (theo EPA). HOCl cũng không kích ứng da và mắt, an toàn khi hít phải. Đây là ưu việt của HOCl so với Ozone.
Giá thành sản xuất ra 1m3 HOCl nằm trong khoảng 40-95k tùy thuộc nồng độ và thiết bị bạn sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể dùng HOCl thay nước rửa cuối. Qua đó khắc phục nhược điểm của hệ thống rửa rau củ thông thường.
Một số hệ thống sản xuất HOCl và nguyên lí tạo HOCl bạn có thể tham khảo link:
https://vinatek-group.vn/product/may-dien-phan-nuoc-khu-khuan-hclo-desol/
Hoặc các công trình nghiên cứu về HClO trong thực phẩm:
https://vinatek-group.vn/ung-dung-cua-hclo-trong-nong-nghiep/
Ưu điểm của HOCl:
- Dễ phân hủy
- An toàn, không kích ứng, không gây khó chịu cho người dùng
- Khử khuẩn mạnh mẽ, khử 85% Aflatoxin B1.
- Khử nhiều loại thuốc trừ sâu (có tính khử).
Nhược điểm: Không lưu trữ lâu được. Do đó cần thiết bị sản xuất tại nhà máy.

Như vậy, nếu cần rửa bụi đất đơn giản, tiết kiệm nước. Bạn có thể dùng máy rửa rau củ sục khí công nghiệp. Nếu cần diệt khuẩn. bạn có thể trang bị thêm máy tạo nước HOCl. Quy mô nhỏ, bạn có thể chọn máy siêu âm kết hợp ozone,…