Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam bùng phát đã lây lan tới nhiều tỉnh thành. Số lợn bị nhiễm bệnh bị tiêu hủy lên đến 1,5 triệu con (Theo Vinmec.com). Không chỉ dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm cũng gây thiệt hại cực kì lớn cho ngành chăn nuôi. Nhiều nơi vẫn bùng phát, tái nhiễm dịch… Số lượng đàn heo lớn vẫn chưa thể khôi phục. Vậy, làm thế nào để bảo vệ đàn lợn, gà khỏi dịch tả lợn Châu Phi và dịch cúm gia cầm? Công trình nghiên cứu của Chae Hong RHEE và cộng sự đã mở ra phương pháp chăn nuôi an toàn mới từ axit hipoclorơ HClO. Mời các bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này của Vinatek
Contents
Bệnh dịch tả Châu Phi là Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh ở mọi loài lợn và mọi lứa tuổi của lợn. Tỉ lệ lợn mắc bệnh tả lợn châu Phi chết gần như 100%. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, nội tạng, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh. Đây là loại virus có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Virus bị chết ở 70 độ C.
Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASFV) là một loại virus DNA kép, lớn thuộc họ Asfarviridae. Nó là tác nhân gây ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
ASFV nhân lên trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm bệnh. [1] Nó là loại virus duy nhất có bộ gen DNA sợi kép được biết là có thể lây truyền bởi động vật chân đ
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASFV) lây nhiễm với tốc độ chóng mặt. Sau 2 tháng xâm nhập vào Việt Nam (1.2.2019), dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng trên 23 tỉnh, thành phố của cả nước. Tới khoảng tháng 4 / 2019. Dịch bệnh bắt đầu chậm lại và được kiểm soát. Tuy nhiên, thiệt hại do dịch tả lợn châu phi gây ra khiến giá thịt heo tiếp tục tăng cao nhiều tháng sau đó. Hiện tại vẫn chưa ghi nhận ca lây nhiễm từ lợn sang người.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn Châu Phi thực chất đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm nay. Đến thời điểm này các tổ chức y tế quốc tế vẫn chưa tìm ra vaccine phòng bệnh. Đồng thời cũng chưa tìm được thuốc đặc trị. Vì vậy, khi có dịch dịch tả lợn Châu Phi, không chỉ lợn bị mắc bệnh mà lợn khỏe mạnh ở chung chuồng với lợn bệnh cũng bị tiêu hủy.
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tả lợn. Giải pháp hiện nay là phải chăn nuôi sinh học, không để virus dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào các trang trại lớn chăn nuôi chất lượng cao, công nghệ cao – Bộ trường cho biết. Chăn nuôi sinh học cần kèm theo phòng chống lây nhiễm và thường xuyên kiểm soát vệ sinh chuồng trại.
Bên cạnh đó cần nhanh chóng nghiên cứu vaccine phòng ngừa bệnh.
HClO (cũng được kí hiệu là HOCl) đã được coi là một chất khử trùng mới trong những năm gần đây. HOCl được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các cơ sở y tế, nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, quản lý chăn nuôi và các lĩnh vực khác.
Hóa chất khử trùng để kiểm soát và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đang là gánh nặng môi trường trong khi đó HClO thì không. HClO phân hủy trở lại thành nước hoặc nước muối pha loãng sau khi sử dụng. Do đó bạn không cần quản lý xử lý chất thải độc hại. Ưu điểm chính của HClO là sự đơn giản trong sản xuất và ứng dụng. Nó là một chất khử trùng có thể được sản xuất tại chỗ, do đó tránh được các vấn đề liên quan đến việc xử lý clo nguy hiểm bao gồm vận chuyển và lưu trữ. Ngoài ra, HClO còn có ưu điểm về chi phí vì chỉ tốn phí điện, chi phí muối và nước. Việc sử dụng HClO làm chất khử trùng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí khử trùng (gần 80% hàng năm).
HOCl có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm và vi rút, bao gồm vi rút gây bệnh lở mồm long móng và AIV. Trong nghiên cứu này, HClO ≥40 ppm và ≥60 ppm làm giảm ≥4 log ASFV và AIV (vi rút gây cúm và tả lợn châu phi).
Phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây. Tamaki và cộng sự báo cáo rằng HClO pH 6,4, 40 ppm có tác dụng diệt virus AIV. Hakim và cộng sự cũng báo cáo khả năng diệt virus của HClO pH 6, 50 ppm (giảm ≥5,2 log), và hiệu quả cao hơn khi được xử lý với 100 ppm (giảm 5,3 và 5,5 log, tương ứng).
Trong các nghiên cứu của họ, tất cả các dung dịch HClO đều mất hiệu quả khử trùng đối với các phản ứng khi có bẩn hữu cơ. Giảm độ pH của dung dịch axit hypoclorơ làm tăng khả năng diệt vi khuẩn. Không có nghiên cứu nào cho thấy độc tính đối với nuôi cấy tế bào và phôi
Các nồng độ hiệu quả của HClO chống lại tả lợn châu phi ASFV trong điều kiện từ tương ứng là 40 ppm và 80 ppm. Trong khi nồng độ HClO chống lại lở mồm long móng lần lượt từ 60 ppm đến 100 ppm.
Dựa trên những kết quả này, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng HClO với nồng độ cho ASFV: 50 ppm và 100 ppm, và đối với AIV lần lượt là 75 ppm và 125 ppm. (Bảng 4)
Nước Anolyte tạo thành qua quá trình điện phân Electrolytically-Generated
Nước Anolyte tạo thành qua điện phân | Nguyên liệu điện phân | pH | Nồng độ Clo hữu hiệu |
Nước điện phân có tính axit mạnh | NaCl | <2.7 | 20-60 |
Nước điện phân có tính axit yếu | NaCl | 2.7 – 5 | 10-60 |
Nước điện phân có tính axit nhẹ | HCl hoặc hỗn hợp HCl + NaCl | 5.0 – 6.5 | 10-80 |
Nước Javen | NaCl | <6.5 | – |
Xét theo pH và nguyên liệu điện phân, có ba loại nước acid mạnh, yếu và trung tính. Trong đó, theo nhiều tài liệu của WHO. pH của dung dịch anolyte từ 4-5.5 là tối ưu nhất.
Xem thêm qua bài viết cùng chuyên mục
Như vậy, nước Anolyte (Axit hipoclorơ) dùng ngăn ngừa và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi có thể sản xuất bằng nhiều cách: