Trải qua một khoảng thời gian dài đưa vào sử dụng thì các thiết bị lọc không khí dần trở nên quen thuộc. Không chỉ các nước trên thế giới mà còn có Việt Nam. Đi đôi với kích cỡ, hình dáng đủ kiểu thì bộ lọc khí sử dụng công nghệ gì mới chính là yếu tố quan trọng. Mỗi công nghệ lọc không khí đều sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về top 6 ng nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay: Công nghệ lọc không khí HEPA, công nghệ bộ lọc than hoạt tính, tia UV, công nghệ ion âm, công nghệ ozone và cuối cùng là công nghệ NASA – công nghệ NCC của ReSPR.

Contents

1. Công nghệ lọc không khí HEPA

Hình ảnh màng lọc của bộ lọc khí HEPA - công nghệ lọc khí được sử dụng trong công nghệ lọc khí hiện nay

Màng lọc HEPA là gì?

High Efficiency Particulate Air được viết tắt thành HEPA. Đây chính là một công nghệ lọc không khí dùng để lọc bụi bẩn có từ những năm 1940. 

Những sợi rất nhỏ bên trong màng lọc HEPA có đường kính chỉ tầm 0.2-2 micromet. Chỉ bằng 1/10 so với tóc của con người. Những sợi này được cách nhau một khoảng trống nhất định để. Chỉ vừa đủ cho không khí lọt qua và xếp chồng lên nhau. Màng lọc HEPA có khả năng lọc được những bụi siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được từ 0.3 micromet trở lên.

Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá màng lọc HEPA như:

  • Tiêu chuẩn Châu Âu: EN1882
  • Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASHRAE
  • Tiêu chuẩn Quốc Tế: ISO 16890.

Ở thời điểm ban đầu, mục đích của màng lọc HEPA là lọc bụi trong bom nguyên tử nhưng sau nhiều năm hình thành và có nhiều cải tiến thì màng lọc HEPA đã được đưa vào đời sống hằng ngày để lọc bụi trong không khí.

Phân loại màng lọc HEPA:

Qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển sáng tạo trong mảng công nghệ lọc không khí thì đã có nhiều màng lọc HEPA khác nhau. Ví dụ như:

  • Mini pleat: đây là dạng màng lọc có kích thước tương đối nhỏ gọn, không dày và trọng lượng nhẹ. Với kích thường từ 69-110mm thì tốc độ lọc bụi của bộ lọc mini pleat khá là cao, lên đến 99%. Màng lọc này thường được sử dụng trong các loại sản phẩm nhỏ gọn. 
  • Separator: cấu tạo chính của màng lọc bao gồm vật liệu lọc và vật liệu khung. Kết hợp cùng với sợi thủy tinh có trong Separator là khung kim loại chịu lực, không gỉ. Separator có thể chịu được chênh lệch áp cao cùng khả năng lọc đến hơn 99%. Khả năng chịu được nhiệt độ cao và ẩm cực kì tốt.
  • Màng lọc HEPA chịu nhiệt: Nếu như 2 loại màng lọc trên có những nhược điểm đặc trưng thì màng lọc HEPA chịu nhiệt có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm đó. Khả năng chịu nhiệt của màng lọc HEPA lên đến 250 độ C. Ngoài ra, tuổi thọ của màng lọc khá là cao. Chịu được các loại tạp chất sinh ra trong không khí, sức lọc lớn đã giúp cho hiệu suất lọc lên tới 99.7%.

Cơ chế hoạt động của công nghệ lọc không khí HEPA

Công nghệ lọc không khí HEPA có cơ chế hoạt động khá là đơn giản. Với cấu tạo gồm các sợi thủy tinh rất nhỏ. Các sợi này sẽ cản được rất nhiều hạt li ti trong không khí. Lúc đầu, không khí sẽ đi qua màng lọc HEPA dày đặc. Sau đó bộ lọc HEPA sẽ lọc đi các chất gây ô nhiễm không khí thông qua áp lực điều chuyển. Sau đó, ta thấy được trên màng lọc HEPA đã giữ lại các hạt bụi bẩn. 

Quá trình lọc không khí như này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó khiến cho các hạt bụi bẩn được giữ lại không được thoát ra bên ngoài. Các hạt bụi siêu mịn nhỏ đến 0.3 micromet đều được giữ lại. Điều đó có nghĩa là hạt bụi PM2.5 đều sẽ được giữ lại.

Hình ảnh cơ chế hoạt động của công nghệ lọc khí HE

Ưu, nhược điểm của công nghệ lọc khí HEPA

Màng lọc HEPA cũng giống như các loại sản phẩm khác, đều có ưu nhược điểm nhất định.

  • Ưu điểm: 

+ Lọc được hết tất cả các hạt bụi có kích thước khác nhau trong không khí trong nhiều môi trường khác nhau.

+ Lọc được từ phấn hoa, lông thú cưng cho đến nấm mốc cũng một số loại virus có kích thước lên đến 0.3 micromet.

+ Giảm bệnh hen suyễn cho những người sống tại môi trường có chỉ số ô nhiễm không khí cao. 

  • Nhược điểm:

+ Giá thành cao đối với các loại màng lọc HEPA 

+ Mùi hôi, ẩm mốc không được loại bỏ bởi màng lọc không khí HEPA 

+ Nhiều dạng bộ lọc khác không thể vệ sinh được bằng nước, khi bẩn hoặc hỏng chỉ có thể thay bằng cái mới. 

Giá thành của màng lọc không khí HEPA

Bảng thống kế mức giá của màng lọc HEPA chịu nhiệt từ một nhà cung cấp bán ra thị trường cho thấy rằng tuy bộ lọc này có nhiều ưu điểm cho người sử dụng nhưng giá thành lại khá cao so với những gì chúng mang lại. Điều này khiến cho độ phổ biến của chúng không nhiều. HEPA cũng lọc và giữ vi khuẩn lại chứ không diệt khuẩn và chỉ có tác dụng với các dòng khí được hút qua. 

KÍCH THƯỚC

THÔNG DỤNG (MM)

LƯU LƯỢNG

KHÍ CAO (M3/H)

GIÁ/ CÁI

(VNĐ)

305x305x150

450

3tr2-3tr4

305x610x150

850

3tr5-4tr5

610x610x150

1700

4tr-5tr

305x610x292

1700

4tr5-5tr

610x610x292

3400

5tr-6tr

Tham khảo : https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/tim-hieu-bo-loc-hepa-trong-may-hut-bui-802190

Công nghệ bộ lọc than hoạt tính

Bộ lọc than hoạt tính là gì?

Sử dụng công nghê lọc không khí bằng than hoạt tính là một phương pháp được sử dụng để lọc bỏ hết các chất khí, hơi hóa chất và các phân tử mùi. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và các tác nhân gây ô nhiễm không khí được lọc từ bộ lọc than hoạt tính sử dụng trong máy lọc khí . Công nghệ lọc khí này sẽ giúp không khí trở nên trong lành và sạch sẽ hơn.

Than, dừa và gỗ là một trong những nguyên liệu được dùng để tạo ra than hoạt tính. Các quá trình sản xuất than hoạt tính đều được sử dụng nhiệt độ cao.

Cơ chế hoạt động của bộ lọc than hoạt tính

Hấp phụ chính là cơ chế hoạt động của bộ lọc than hoạt tính. 

Quá trình lọc không khí mà sử dụng than hoạt tính để lọc có cơ chế như sau:

  • Đầu tiên là không khí, bụi bẩn ở bên ngoài sẽ đi vào bên trong hệ thống lọc
  • Những dòng khí đó sẽ đi qua bộ lọc có chứa than hoạt tính
  • Quá trình hấp phụ diễn ra nhằm lọc đi bụi bẩn trong không khí
  • Luồng khi sau khi sử dụng công nghệ lọc khí sẽ quay trở ra môi trường

Ưu, nhược điểm của bộ lọc than hoạt tính

Ưu điểm của bộ lọc than hoạt tính

  • Gỉảm mùi hôi từ nấm mốc hay các loại hóa chất hiệu quả
  • Giảm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
  • Làm trong lành không khí
  • Giảm mùi từ khói, rác hoặc các chất tẩy rửa, vật nuôi
  • Tuổi thọ kéo dài tùy theo từng loại từ 3-6 tháng cho đến 2 năm tùy theo từng hãng sản xuất và mức độ ô nhiễm mùi của không gian sử dụng bộ lọc.

Nhược điểm của bộ lọc than hoạt tính

  • Không thể loại bỏ được vi khuẩn, virus trong không khí nếu nó không được hút qua màng lọc.
  • Không lọc được các vật chất siêu nhỏ như bụi mịn
  • Hiệu quả còn phụ thuộc vào kích thước và độ dày của bộ lọc.

Giá thành của máy lọc không khí sử dụng bộ lọc than hoạt tính

Theo các trang mua bán thương mại điện tử rao bán hiện nay thì máy lọc khíbộ lọc than hoạt tính có giá dao động từ vài triệu đồng phụ thuộc vào thiết kế khác nhau hoặc loại máy khác nhau. Mức giá này nhìn chung không quá cao nhưng công nghệ lọc khí này vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa được tối ưu.

Công nghệ lọc khí tia UV

Công nghệ tia UV là gì?

Công nghệ tia UV là sử dụng tia UV (tử ngoại) để giết chết các vi sinh vật. Bằng cách phá hoại DNA và acid nuleic bên trong chúng. Công nghệ tia UV thường được sử dụng bên trong các hệ thống lọc khí vì nó chỉ loại bỏ được một số hạt trong không khí. Ưu điểm tuyệt vời nhất của công nghệ lọc khí bằng tia UV là có thể loại bỏ được vi khuẩn, viruss hoặc diệt khuẩn mà than hoạt tính không làm được.

Cơ chế hoạt động của công nghệ tia UV

Đèn bên trong máy lọc không khí được gắn tia UV và sử dụng quang phổ UV-C của tia cực tím. Mục đích của công nghệ lọc không khí sử dụng tia UV này vô hiệu hóa các loại vi sinh vật và mầm bệnh có trong không khí để khử trùng không gian sống.

Hiệu quả của việc diệt khuẩn bằng công nghệ lọc khí này phụ thuộc vào thời gian chiếu tia cực tím vào các vi sinh vật. Tuy nhiên sự hiện diện của một số hạt trong không khí cũng có thể bảo vệ các loại vi sinh vật khỏi tia UV. Ngoài ra cũng có một số vi sinh vật có khả năng chịu được ánh sáng từ tia cực UV.

Ưu, nhược điểm của công nghệ tia UV

Ưu điểm:

+ Loại bỏ được nấm mốc gây mùi hôi khó chịu

+ Khả năng diệt khuẩn cao bởi sự khử trùng không khí tốt

+ Vi khuẩn, viruss được tiêu diệt nhằm mang lại chất lượng không khí sạch

Nhược điểm

+ Bước sóng của tia UV gây hại cho da như hoại tử, ung thư da

+ Hệ miễn dịch con người bị ảnh hưởng bởi các tia UV

+ Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh mắt nên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tia UV quá nhiều.

+ Không loại bỏ được bụi bẩn, hóa chất bay hơi (VOC), phấn hoa hoặc mùi khó chịu như công nghệ lọc khí bằng than hoạt tính.

Giá thành của máy lọc không khí bằng công nghệ tia UV

Hiện nay trên thị trường giá bán của các bộ lọc khí sử dụng công nghệ tia UV có mức giá trung bình. Chỉ từ vài triệu đã có thể mua được một máy lọc không khí sử dụng công nghệ này.

Công nghệ lọc không khí ion âm 

Công nghệ ion âm là gì?

Công nghệ lọc không khí bằng ion âm là một công nghệ hiện đại nhằm tạo ra ion âm bằng biện pháp điện áp cao hoặc điện ly không khí. Công nghệ ion âm này được sử dụng để vào các sản phẩm như máy lọc không khí, máy lạnh, điều hòa,.. tất cả đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. 

Ion âm được hình thành từ các thác nước

Cơ chế hoạt động của bộ lọc bằng ion âm

Đa số các chất ô nhiễm, bụi bẩn, chất gây dị ứng lơ lửng trong không khí đêu mang điện tích dương. Công nghệ ion âm này có tác dụng giúp cho các điện tích dương này kết tủa và nặng dần rồi rơi xuống đất.

Nếu mật độ ion âm trong môi trường đủ lớn. Thì các chất bụi bẩn có điện tích dương sẽ chuyển sang điện tích âm. Sau đó các hạt điện tích âm có trong chất bụi bẩn sẽ tiến sát lại gần nhau. Tạo thành những hạt to và kết quả là rơi xuống khi đủ nặng.

Từ đó cho thấy được rằng nếu không khí càng có nhiều ion âm thì sẽ càng mát mẻ trong lành. Đặc biệt là sau cơn mưa sấm chớp.

Ưu, nhược điểm của công nghệ lọc khí bằng ion âm 

  • Ưu điểm

Ion âm khi đi vào cơ thể qua đường hô hấp sẽ giúp lọc máu 

Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người 

Chức năng hoạt động của phổi cũng được cải thiện nhờ vài công nghệ lọc khí này  

  • Nhược điểm 

Không có khả năng thu gom được lông thú cưng 

Không loại bỏ được nấm mốc hay phấn hoa. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người bị hen suyễn. 

Một lượng nhỏ ozone được tạo ra từ thiết bị lọc ion âm. Chính vì vậy điều này gây kích ứng cho phổi và cổ họng của những người bị bệnh về hô hấp.

Giá thành của máy lọc không khí sử dụng ion âm 

Máy lọc không khí, điều hoà đều là những sản phẩm sử dụng công nghệ lọc khí bằng ion âm. Mức giá dao động từ vài triệu . Nhưng không khuyến những người có đường hô hấp yếu sử dụng. Công nghệ ion âm cũng không thể loại mùi (VOCs) hiệu quả.  

Công nghệ ozone

Công nghệ ozone là gì?

Công nghệ ozone là công nghệ lọc khí tạo ra ozone  Từ những phân tử oxy có sẵn trong không khí giúp tạo nên bầu không khí trong lành cho con người. Thực tế, những máy lọc khí khí sử dụng công nghệ ozone thì khi sử dụng khí oxy đi từ bên ngoài vào có chứa nitơ. Sau đó sinh ra oxit nitơ. Chính những chất này có tác dụng làm tiêu hủy vi khuẩn. 

Cơ chế hoạt động của công nghệ ozone

Cơ chế hoạt động của công nghệ lọc không khí bằng ozone khá dơn giản.  Lấy khí oxy từ môi trường bên ngoài để phân tách thành các nguyên tử O. Các tia điện sẽ gộp ba nguyên tử O thành một phân tử ozone. Và đưa ngược lại các phân tử đó ra bên ngoài. Sau khi ra môi trường bên ngoài thì phân tử ozone sẽ nhanh chóng phân tách thành O2 và ion âm. Các ion âm từ nguyên tử O còn thừa này có tính oxy hóa mạnh liên kết với các ion dương có trong vi khuẩn, viruss,.. Khiến không khí sẽ bám vào nhau và rơi xuống đất khi đủ nặng.    

Hình ảnh nguyên lí hoạt động của máy lọc không khí bằng công nghệ ozone

Ưu, nhược điểm của công nghệ bằng ozone

  • Ưu điểm

Diệt được các vi khuẩn, viruss,.. trong không khí

Lọc được các chất gây mùi,bụi bẩn

Không gây ra tiếng ồn

  • Nhược điểm 

Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đến người sử dụng nếu hít quá nhiều khí ozone sinh ra từ công nghệ lọc khí này.

Sản sinh ra một lượng ozone gây hại 

Không phù hợp với những người có tiền sử mắc bệnh về hô hấp 

Giá thành của máy lọc không khí bằng công nghệ ozone

Giá bán của một chiếc máy lọc không khí sử dụng công nghệ ozone hiện nay trên thị trường không quá cao chỉ từ vài trăm cho đến vài triệu. Mặc dù nó có ưu điểm là tiêu diệt được những vi khuẩn bụi bẩn nhưng những chất sinh ra trong quá trình lọc khí này thì sức khỏe người sử dụng lại không được đảm bảo.

Công nghệ NCC của ReSPR

Công nghệ NCC khác biêt với các công nghệ xử lí không khí khác ở việc chỉ sử dụng tia UV làm nguồn năng lượng. Bí quyết chính của công nghệ NCC nằm ở lớp chất xúc tác quang độc đáo. Chúng là các kim loại quý hiếm phủ lên các ống kim loại đã tạo H2O2 từ nước và oxy trong không khí. (Xem thêm)

Cơ chế diệt khuẩn ReSPR ứng dụng công nghệ NCC

Dòng H2O2 được tạo ra liên tục 24/7 mang đến hiệu quả diệt khuẩn không khí 99.99%. Hãng ReSPR cũng đã lí giải lí do chọn H2O2 làm tác nhân diệt khuẩn. Công nghệ NCC là một công nghệ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng lại tồn tại hơn 20 năm trên các tàu vũ trụ của NASA. Thiết bị ReSPR với cấu tạo đơn giản, dễ dàng vận hành. Cell xúc tác trong công nghệ NCC hoạt động liên tục lên tới 2 năm. 

ReSPR thực sự đã chinh phục các khách hàng khó tính nhất. Tuy nhiên hiện nay giá thành của các sản phẩm ReSPR còn khá cao. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề diệt khuẩn không khí 24/7 cũng như ngăn ngừa lây nhiễm Sars-Cov2 thì có thể trải nghiệm thử công nghệ tiên phong này. 

Giá thành của ReSPR – thiết bị ứng dụng công nghệ NCC 

Công nghệ NCC được ứng dụng trong sản phẩm ReSPR – của Mỹ. Với model nhỏ nhất dành cho 50-140m2. Giá thành sử dụng công nghệ NCC (bao gồm cả điện) và khấu hao chỉ khoảng 15 ngàn đồng. Với các model lớn hơn, giá thành từ khoảng hơn 60 triệu giảm xuống dần tới 26tr5. 
Hydrogen Peroxide chất diệt khuẩn không khí an toàn của công nghệ NCC - ReSPR

Kêt luận

Từ việc tìm hiểu  6 công nghệ lọc không khí trên.  Chúng ta cũng đã nhận thấy được rằng: Song song với những ưu điểm của bộ lọc khí thì cũng có những nhược điểm không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tùy từng môi trường và hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể chọn cho mình công nghệ lọc không khí phù hợp.

Cụ thể:

Chỉ có tác dụng lọc bụi, bạn có thể chọn HEPA.  Công nghệ than hoạt tính có khả năng khử mùi tốt. Nhưng không thể diệt được vi khuẩn trong không khí. Những dòng vi khuẩn này sẽ kẹt lại trong bộ lọc không khí và tích tụ càng nhiều sinh ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp. Còn đối với công nghệ ion âm: Mặc dù đã khắc phục được nhược điểm của than hoạt tính là diệt được vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí. Nhưng không loại bỏ được tác nhân VOCs gây ô nhiễm như CO, Ammonia,.. Riêng công nghệ ozone thì tuy rằng có thể diệt khuẩn tốt. Nhưng lại không thể lọc được mùi và ozone sinh ra quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Khắc phục nhiều nhược điểm trên. Phải kể tới sự thoát xác hoàn toàn về ý tưởng xử lí không khí của ReSPR – công nghệ NCC.  NCC của ReSPR kết hợp cả diệt khuẩn, khử mùi và giảm bụi. Ưu việt diệt khẩn liên tục ở khu vực có người của NCC – ReSPR khiến nó trở thành công nghệ tiên phong nhât hiện nay