Rửa tay đúng cách, với người lớn tưởng chừng như rất đơn giản. Nhưng với các bé, vẫn cần có những hướng dẫn cơ bản của thầy cô và quý phụ huynh để trẻ hình thành thói quen tốt trong quá trình khôn lớn và trưởng thành. Đặc biệt, khi hiện nay tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, cũng như những sự bùng phát của nhiều đại dịch lớn như viêm đường hô hấp cấp (SARS, SARS-COV-2), dịch cúm, EBOLA,… Đôi tay thường xuyên tiếp xúc với môi trường và có thể tiếp xúc trực tiếp với mắt-mũi-miệng nếu không tập được thói quen tốt. Do đó quý phụ huynh và thầy cô càng phải trang bị đầy đủ những kiến thức về việc rửa tay đúng cách cho các em.
Tham khảo những giải đáp thắc mắc của CDC – US. Chúng tôi xin chia sẻ tới quý phụ huynh và thầy cô những câu hỏi thường gặp liên quan tới rửa tay diệt khuẩn đúng cách.
Contents
Rửa tay trong 20 giây có đủ sạch không?

Tuy nhiên, rửa với nước thường không sạch hết vi khuẩn và phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước. Trong trường hợp sử dụng nước khử khuẩn Hypocloro (HClO), bạn cần để tay tiếp xúc với nước ít nhất trong 30s. Với thời gian này, hầu hết vi khuẩn bị tiêu diệt và da tay bạn cũng không bị kích ứng hay ăn mòn.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bạn cần kỳ cọ tay trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại trên tay. Đảm bảo chà rửa tất cả các phần của bàn tay. Bao gồm cả lòng bàn tay, mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
Xà phòng diệt khuẩn có tốt hơn xà phòng thông thường không?
Chưa có nghiên cứu nào cụ thể về lợi ích sức khỏe từ việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn. Ngoại trừ trong các trong cơ sở chăm sóc sức khỏe. Vào năm 2016, FDA đã cấm bán xà phòng diệt khuẩn không kê đơn. Vì một số thành phần của chúng có thể không an toàn khi sử dụng lâu dài. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn có thể góp phần vào việc kháng thuốc kháng sinh.
Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng kháng sinh nhiều với liều lượng cao và thiếu kiểm soát chặt chẽ. Do đó, bạn nên hạn chế dùng xà phòng diệt khuẩn chứa kháng sinh. Nước rửa tay chứa cồn hoặc nước khử khuẩn không làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Chúng phá hủy các protein và phá vỡ lớp màng bảo vệ bên ngoài mà vi khuẩn cần để tồn tại.
Xà phòng thanh có tốt hơn xà phòng nước không?
Câu trả lời là không. Cả xà phòng dạng thanh và nước đều có tác dụng tạo bọt loại rửa trôi một số vi khuẩn nhất định. Chúng có hiệu quả ngang nhau. Nếu khác nhau, thì chỉ là về tính tiện lợi mà mỗi loại mang tới.
Nếu tôi không có xà phòng rửa tay thì làm sao để rửa tay đúng cách?
Nếu bạn không có xà phòng và nước. Hãy sử dụng dung dịch khử khuẩn có ít nhất 60% cồn hoặc nước acid HClO 30-50ppm. Nếu chỉ có nước, hãy chà hai tay vào nhau dưới nước đủ 20s. Sau đó lau khô bằng khăn sạch hoặc để khô trong không khí. Chà tay dưới vòi nước sẽ rửa sạch một số vi khuẩn trên tay. Mặc dù cách này không hiệu quả bằng rửa tay với dung dịch sát khuẩn.
Có nên lau khô tay bằng khăn giấy hoặc máy sấy không?
Hiện chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác định xem sử dụng khăn sạch hoặc máy sấy tay không khí để làm khô tay có hiệu quả hơn trong việc giảm vi trùng trên tay hay không. Cả hai đều là cách hiệu quả để làm khô tay. Vi khuẩn dễ lây lan hơn khi tay ướt. Vì vậy hãy nhớ lau khô tay hoàn toàn, dù bạn sử dụng phương pháp đi nữa.
Đâu là những thời điểm cần rửa tay đúng cách?
Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn
Trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh nôn mửa hoặc tiêu chảy tại nhà
Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương
Sau khi đi vệ sinh
Sau khi thay tã hoặc dọn dẹp một đứa trẻ đã đi vệ sinh
Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật
Sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi hoặc đồ ăn cho vật nuôi
Sau khi chạm vào rác
Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi.
Tôi có nên tự làm nước rửa tay không?
CDC không phản đối việc tự làm nước rửa tay. Tuy nhiên, CDC không khuyến nghị sản xuất, sử dụng hoặc bán các sản phẩm nước rửa tay tự chế. Vì lo ngại về việc sử dụng không đúng thành phần và hướng dẫn an toàn. Nhiều loại cồn hoặc chất sát khuẩn trên thị trường có thể chứa methanol hoặc hàm lượng không đúng với công bố. Điều này dẫn tới sản phẩm tự pha của bạn có thể có hại cho trẻ.
Nếu pha không đúng cách, nước rửa tay có thể mất tác dụng hoặc có hại. Đã có trường hợp bỏng da do nước rửa tay tự chế. Để có hiệu quả diệt khuẩn, nước rửa tay cần có nồng độ cồn ít nhất 60%. Và được sử dụng khi tay không bị bẩn hoặc dính dầu mỡ. Với nước acid Hypocloro (HClO) cung cấp sẵn ở nồng độ 30-50ppm. Bạn có thể yên tâm cho trẻ rửa tay mà không sợ kích ứng hoặc các vấn đề về da và tồn dư hóa chất có liên quan. Rửa tay đúng cách với 30s tiếp xúc cùng HClO là an toàn và diệt khuẩn hữu hiệu.
Dùng nước ấm hay nước lạnh để rửa tay đúng cách?
Sử dụng nhiệt độ nước ưa thích của trẻ. Nước lạnh hoặc ấm để rửa tay đều được. Nước ấm và nước lạnh có hiệu quả tương đượng nhau đối với vi khuẩn trên tay của bạn vì nhiệt độ sống của vi khuẩn rất rộng. Nước chủ yếu giúp rửa trôi vết bẩn và tạo bọt xà phòng để loại bỏ vi khuẩn trên da. Bản thân nước không giết chết vi khuẩn. Để diệt khuẩn, nước cần phải đủ nóng. Khi đó, nước nóng có thể làm bỏng tay trẻ. Vào mùa lạnh, bạn có thể cho trẻ rửa tay bằng nước ấm để trẻ không bài xích việc rửa tay thường xuyên.
Khăn lau khử khuẩn có loại bỏ vi khuẩn không?
Khăn lau khử trùng, khử khuẩn tay có ít nhất 60% cồn có thể tiêu diệt vi khuẩn. Benzakonium Chloride (BKC), Hypocloro (HClO) có khả năng diệt khuẩn cũng có thể được sử dụng. Chúng được thấm vào khăn lau bằng vải không dệt (khăn ướt). Sau đó được đóng gói tiện lợi để sử dụng.
Khăn lau trẻ em yêu cầu cao hơn về độ kích ứng da và CDC hoa kỳ không khuyến khích sử dụng chúng để lau tay của trẻ. Bạn cần đọc thành phần và làm theo hướng dẫn trên bao bì để sử dụng các sản phẩm này một cách an toàn
Việc chạm vào tay nắm cửa phòng tắm có khiến tay tôi bẩn trở lại sau khi tôi rửa sạch không?
Câu hỏi này đặc biệt quan trọng trong những thắc mắc về rửa tay đúng cách. Khi gia đình bạn có người nhiễm Covid-19 hoặc nghi nhiễm. Nếu lo lắng về việc vi khuẩn, vi rút có thể tồn tại trên tay nám cửa, tay vịn cầu thang. Sau khi rửa, bạn có thể sử dụng khăn giấy, khuỷu tay để mở cửa. Bạn cũng có thể thường xuyên làu chùi các bề mặt thường tiếp xúc bằng nước khử khuẩn.
Làm sạch các bề mặt có thể nhìn thấy bẩn. Sau đó khử trùng là biện pháp thực hành tốt nhất để ngăn ngừa COVID-19 và các bệnh hô hấp khác do vi rút gây ra. Để biết bề mặt thường xuyên tiếp xúc có vi khuẩn, vi rút hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng thiết bị kiểm tra vệ sinh bề mặt. Máy đo ATP hoặc máy đo A3 thế hệ mới là công cụ hữu ích nên được trang bị cho các trường học.
Trên đây là một số thắc mắc giúp bạn hiểu thêm về các thông tin xoay quanh việc rửa tay đúng cách. Nếu bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nước rửa tay diệt khuẩn. Đừng quên tìm đọc thêm những bài viết cùng chuyên mục của chúng tôi.
Đội ngũ vinatek